Răng sứ rớt ra ngoài cần được xử lý như thế nào?

Phủ răng sứ sử dụng kỹ thuật nha khoa để gắn răng sứ cố định lên cùi răng thật bằng keo dán. Nhưng có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng sứ rớt ra ngoài.

Răng sứ rớt ra ngoài do đâu?

Lực nhai quá mạnh

Răng sứ rớt ra ngoài có thể do người bệnh sử dụng lực nhai, cắn và xé quá mạnh, làm cho răng sứ dễ bị lung lay và xô lệch.

Tuổi thọ răng

Răng sứ rớt ra ngoài có thể do tuổi thọ hoặc thời điểm cần phải thay răng sứ mới. Keo dán nha khoa đã bị mài mòn do ảnh hưởng của thức ăn, nước bọt, vi khuẩn và các yếu tố khác, điều này làm cho răng sứ không còn giữ chắc chắn như ban đầu.

Tay nghề bác sĩ không chuyên nghiệp

Trong quá trình gắn răng sứ lên bề mặt răng thật, bác sĩ sử dụng lượng keo ít làm cho răng sứ không dính chặt trên răng thật. Người bệnh ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng sẽ gây ra hiện tượng răng sứ rớt ra ngoài.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Trong quá trình vệ sinh răng miệng, người bệnh thường xuyên sử dụng lực chải quá mạnh sẽ dẫn đến tình trạng hở chân răng. Theo thời gian, răng sứ rớt ra ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Răng sứ rớt ra cần được xử lý như thế nào?

Khi răng sứ rớt ra ngoài, người bệnh không nên tự xử lý tại nhà mà cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Tại nha khoa, bác sĩ sử dụng trang thiết bị hiện đại để khắc phục tình trạng này một cách an toàn và hiệu quả nhất. Nếu cùi răng thật vẫn còn chắc khỏe, bác sĩ sẽ gắn lại răng sứ rớt ra ngoài bằng lượng keo vừa đủ để đảm bảo răng sứ dính chặt trên bề mặt răng.

Nếu răng sứ rớt ra ngoài bị gãy vỡ và không còn tái sử dụng được nữa, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại cùi răng thật, sau đó lấy dấu hàm để chế tác răng sứ mới thay thế. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng để thực hiện dán răng sứ rớt ra ngoài nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng.

Biện pháp ngăn chặn răng sứ rớt ra ngoài

Để ngăn chặn tình trạng răng sứ rớt ra ngoài, người bệnh cần duy trì chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi phủ răng sứ. Người bệnh nên đánh răng 2-3 lần mỗi ngày bằng bàn chải có lông mềm và lực chải nhẹ nhàng để tránh tổn thương nướu răng.

Ngoài ra, người bệnh nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám thức ăn giữa các kẽ răng. Người bệnh không nên sử dụng tăm xỉa răng, vì điều này có thể gây chảy máu và viêm lợi, ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng sứ và sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, người bệnh cần kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để lấy cao răng và phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến tình trạng răng sứ rớt ra ngoài hay phương pháp phủ sứ thẩm mỹ, hãy liên hệ với nha khoa San Dentist qua hotline hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.